image banner
MÔ HÌNH TRỒNG DỪA SÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY PHÔI TẠI HỘ HỘI VIÊN NÔNG DÂN ĐỖ VĂN DỨT, KHU PHỐ 01 THỊ TRẤN HIỆP HÒA

Ngày 21/03/2024, Hội Nông dân thị trấn Hiệp Hòa tổ chức ra mắt mô hình Trồng Dừa sáp ứng dụng công nghệ sinh học bằng phương pháp cấy phôi tại Hộ hội viên nông dân Đỗ Văn Dứt, khu phố 01 thị trấn Hiệp Hòa. Đến dự có bà Trần Thị Ngọc Sương, Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Đức Hòa cùng các Ủy viên Ban Thường vụ hội Nông dân huyện Đức Hòa; ông Nguyễn Thanh Phong PBT Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn, bà Đào Ngọc Gấm, PCT UBND thị trấn, bà Đoàn Thị Thùy Dung, chủ tịch Hội Nông dân thị trấn cùng các ngành đoàn thể thị trấn và chi hội nông dân khu phố 01.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Mô hình Trồng Dừa sáp ứng dụng công nghệ sinh học bằng phương pháp cấy phôi tại Hộ hội viên nông dân Đỗ Văn Dứt, khu phố 01 thị trấn Hiệp Hòa. Nguồn cây giống được đặt mua từ Trường Đại học Trà Vinh, giá một cây giống dừa sáp là 800.000 đồng, với diện tích 1ha, trồng 150 cây dừa sáp giống, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình là: 120 triệu đồng, các khoảng chi phí khác 20 triệu đồng. sau 20 tháng trồng và chăm sóc, đến nay vườn dừa của ông Nguyễn Văn Dứt đang ra lưỡi mèo chuẩn bị trổ hoa kết trái và cho sáp sau 06 tháng tiếp theo. Dừa sáp là một trong các giống dừa có giá trị kinh tế rất cao, đặt điểm nổi bật của giống dừa này ở chổ cơm dừa, có đặc điểm cơm dừa đặc quánh, sền sệt, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cơm dừa có mùi thơm đặc trưng, nếu làm thức uống giải khác vô cùng bổ dưỡng và được thực khách rất ưa chuộng.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ông Đỗ Văn Dứt, khu phố 01 thị trấn Hiệp Hòa chia sẻ: Qua tìm hiểu tôi được biết giá bán cho thương lái hiện nay tại vườn giao động từ 100 – 120 ngàn đồng/trái. Nếu vườn dừa hơn 100 gốc của tôi cho trái, năm đầu ước thu hoạch sản lượng mỗi gốc sẽ từ 100 – 150 trái/năm, và doanh thu cho vườn dừa đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm đầu. Sau khi trừ chi phí đầu tư và việc thu hồi vốn đầu tư rất nhanh, còn lại những năm tiếp theo là phần lợi nhuận mỗi năm ước có thể lên đến 2 tỷ đồng/năm vì vậy tôi quyết định mạnh dạn chuyển đổi 01 ha lúa sang trồng dừa sáp cấy phôi để trồng thử nghiệm loại cây trồng mới tại vườn nhà mình. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn nhất hiện nay là liệu loại cây trồng này có cho trái và sáp đạt chất lượng hay không và đầu ra ổn định cho loại sản phẩm này như thế nào? Để duy trì vườn dừa sáp trong 20 tháng qua tôi cũng thực hiện lấy ngắn nuôi dài, nuôi cá, trồng rau nhút, cỏ bò để có nguồn thu nhập duy trì mô hình dừa sáp của mình.

Anh-tin-bai

 Tại lễ ra mắt, bà Trần Thị Ngọc Sương, Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Đức Hòa đã phát biểu ghi nhận tinh thần nhiệt huyết của Nông dân Đỗ Văn Dứt đã dám mạnh dạng chuyển đổi cây trồng mới tại vườn sản xuất của mình. Bà cho biết đây là mô hình mới được áp dụng đầu tiên tại huyện Đức Hòa, đề nghị lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và Hội nông dân thị trấn thường xuyên quan tâm, phối hợp cùng Hội nông dân và Trung tâm khuyến nông huyện Đức Hòa thường xuyên tham gia cùng chủ hộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc vườn dừa công nghệ mới đạt hiệu quả, tỉ lệ trái cho chất lượng sáp đạt từ 90-95 %; có sơ, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình. Nếu phù hợp thì khuyến khích nông dân thị trấn mạnh dạng đầu tư chuyển đổi mô hình này và nhân rộng với các hộ gia đình có điều kiện phù hợp tại thị trấn góp phần mang lại giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm chất lượng, mới cho thị trấn Hiệp Hòa nói riêng, cho Huyện Đức Hòa nói chung. /. 

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh